Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm B (Mc 7,31-37) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT TUẦN XXIII MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B
TIN MỪNG: Mc 7, 31-37

Noel Quesson - Chú Giải

Đức Giêsu lạt bỏ vùng Tia, đi qua thành Xi-đon, theo con đường băng qua miền Thập Tỉnh mà đến Biển Hồ Galilê.

Việc mô tả những cuộc hành trình (hơn 100 cây số) không phải là ngây ngô đâu? Chúng ta thử đặt mình vào địa vị Đức

Giêsu một chút. Sau khi biến bánh ra nhiều (Mc 6,31-44). Sau bài giảng thất bại về "Bánh hằng sống" (Ga 6,66), Đức Giêsu bị đám dân chúng bỏ rơi hoàn toàn. Người rời xứ Galilê và đi ra "nước ngoài" nơi người ngoại đạo ở xứ Phênixi (Mc 7,24-26) bên kia biên giới phía Bắc xứ Palestine. Tia và Xi-đon ngày nay vẫn là hai thành phố lớn của xứ Libăng. Rời xứ này, Đức Giêsu không trở về Galilê, Người đi rẽ về phía Đông Biển Hồ, vượt qua các đồi cao Gôlăng xứ Syria và đi về phía miền "Thập Tỉnh", bên kia sông Gio-đan, trong phần đầu của sa mạc từ I-rắc tới I-ran, mà ngày nay có những ống dẫn dầu từ vịnh Ba Tư chạy ngang qua. Đức Giêsu, con người thông minh, đã thích nghi với hoàn cảnh. Người biết rằng, với những đám đông chỉ có mất thời giờ? Vậy từ bây giờ trở đi, Người sẽ lo đào tạo một nhóm môn đệ nhỏ. Và để thực hiện công cuộc đó, cần phải vượt qua ranh giới Do Thái, mới dễ cảm thấy thoải mái hơn.

Chúng ta cố hình dung ra Đức Giêsu, dừng lại ở mỗi đoạn đường, ở ngoài trời, luôn có khoảng hai mười người vây quanh mười hai người nam và vài người nữ để nấu ăn quanh bếp lửa, họ kể lại những biến cố trong ngày.

Ngày nay, những khối Người, trong mọi biên giới, đã trở nên ngoại đạo. Thái độ của Đức Giêsu thật có ý nghĩa. Người làm gì khi Người sống giữa dân ngoại?

Dân chúng đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Kitô, và xin Người đặt tay trên anh.

Danh tiếng Đức Giêsu, con người hay làm phép lạ, đã lan rộng ra ngoài biên giới nước Palestine. Có một người đàn bà gốc Phêmxi, xứ Syria đã đến mấy ngày trước, để xin Chúa chữa lành cho con gái của bà. Bây giờ lại một người câm điếc. Người ta có thể nói rằng, người ngoại đạo có lòng mở rộng đối với Chúa hơn là người Do Thái. Vậy họ đã có tai để nghe, trong khi những đám đông ở Galilê lại "điếc đố với lời của Người? Người ngoại đạo sẽ được ngồi vào bàn tiệc của Thiên Chúa, để đón nhận Bánh Hằng Sống, trong khi đại đa số dân ít-ra-en đã từ chối?

Chúng ta chớ quên rằng, Mác-cô viết Tin Mừng cho những cộng đoàn Kitô hữu từ' dân ngoại quốc thuộc Hy Lạp- La Mã trở lại. Ong là thư ký của Phêrô. Chúng ta hiểu tại sao ông lại muốn làm cho nổi bật sự kiện Chúa đã mở rộng sứ vụ của Người cho dân ngoại. Như trong Tin Mừng Chúa nhật trước về vấn đề "Sạch và Nhơ", chúng ta gặp lại ý hướng phổ quát của Đức Giêsu: Người không tự đóng khung trong nền văn hóa riêng biệt của Ít-ra-en. Người mở rộng cửa: Giáo Hội của Người phải là Công giáo nghĩa là "đa dạng" "mở rộng" "phổ quát". Chúng ta có thực sống như vậy không? Chúng ta không thường giữ những đặc thù thích đề cao chủng tộc của mình sao? Chúng ta không xét đoán quá cứng rắn những người có sở thích văn hóa, những cách cầu nguyện khác chúng ta sao? Trong bàn tiệc chúng ta có những một ít chỗ cho người ngoại quốc không?

Người kéo riêng anh ta ra ngoài khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.

Đức Giêsu làm những cử chỉ trên là có ý nghĩa, chứ không phải tình cờ. Thiên Chúa nói với chúng ta những cử chỉ đó. Chúng ta cũng điếc chăng? Những chi tiết này nói lên không gì?

Đức Giêsu dẫn người khuyết tật xa khỏi đám đông. Khi làm như vậy, Chúa đã tỏ ra khác hẳn những người làm phép lạ khác, những nhà ảo thuật Hy Lạp, luôn tìm sự phi thường. Còn Đức Giêsu, một "Thiên Chúa ẩn kín" lại trốn tránh những cái nhìn soi mói, bắt đầu sợ những đám đông ham muốn phép lạ. Người lánh ẩn như để nói với chúng ta rằng, Người sắp làm một biến cố siêu việt. Sự tránh hoạt động của Thiên Chúa là mầu nhiệm cuối cùng. Người sẽ cố gắng vô ích để xin "người ta giữ bí mật".

Đức Giêsu làm những cử chỉ trên thân xác, hầu như gây khó chịu đối với những tâm trí chúng ta, được coi là duy linh. Ngày nay người ta có khuynh hướng xóa bỏ hình ảnh này của Đức Giêsu. Chúng ta sẽ nghĩ gì nếu có một phim ghi lại cách tự nhiên và chiếu cho chúng ta xem lại cảnh này một cách thực tế? Người dịch một lần nữa đã nghĩ nên kể lại nhẹ nhàng hơn bản văn Hy Lạp của Mác-cô, mà nếu dịch từng chữ, sẽ kể như sau: "Đức Giêsu thọc ngón tay mình vào tai người điếc, và sau khi đã nhổ nước miếng, Người sờ vào lưỡi người câm, và sau khi nhìn lên trời, Người thở dài".

Vâng, những bí tích, những dấu chỉ của Đức Giêsu đều là những cử chỉ "thuộc thân xác". Thiên Chúa đã có thể ban hồng ân của Người cho chúng ta "từ xa" một cách thiêng liêng, nhưng thực sự Người đã quyết định "tiếp xúc" với chúng ta nhờ nhân tính Con của Người đã nhập thể. Nếu chúng ta cho là điều sỉ nhục để đưa tay ra "đụng chạm" đến Mình Thánh Đức Giêsu, thì chính là vì chúng ta đã mất ý thức về phẩm giá của "Thân xác", là dụng cụ tuyệt vời để liên lạc và yêu thương. Trong Nhiệm Cục Nhập Thể (Economie de l'incarnatỉon) ân sủng thiêng thánh nhất, vô hình nhất phải qua những cử chỉ tầm thường "cụ thể" là những bí tích của Đức Giêsu. Người câm điếc lúc bấy giờ chắc không bị phân tâm trước những thuyết coi thường thể xác của chúng. ta, và anh ta cảm thấy những cử chỉ tiếp xúc đơn giản và tự nhiên của Đức Giêsu như mạc khải sự trìu mến của Người: Ngón tay của Chúa trong lỗ tai bị bịt kín của anh, nước miếng của Người trên lưỡi bị thắt buộc của anh.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ Thánh Thể của Chúa, xin chữa lành tâm hồn con người ngày nay. Các giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội, đối với giáo dân gần thiên nhiên hơn chúng ta, đã khuyên các Kitô hữu lúc bấy giờ rước lễ dưới hai hình thức, lấy rượu đã truyền phép mà môi miệng họ vừa hiệp thông nơi Chén Thánh, để bôi lên mắt và tai của mình, nhằm thánh hóa những cơ quan này? Bây giờ không cần phải trở lại những tục lệ của các thế kỷ đầu tiên, nhưng ít nhất chúng ta chớ làm nhẹ đi cử chỉ rước Mình Thánh Chúa. Chúng ta hãy nhận "lấy" và "ăn" theo như Chúa đã nói. Điều đó rất thích hợp với bản chất con người của chúng ta, cả về thể xác lẫn linh hồn.

Rồi Người ngước mắt nhìn lên trời, thở dài và nói.

Cử chỉ này cho ta thấy rằng, quyền năng của Thiên Chúa sẽ thực hiện không phải là một sự can thiệp y khoa bình thường. Còn về lời than thở của Đức Giêsu không những chỉ hiểu rằng đó là cách biểu lộ lòng trắc ẩn đối với người bệnh, mà còn là một chuyển động nơi toàn thân Đức Giêsu đang xúc động mãnh liệt để kêu cầu Thiên Chúa, khi nhận thấy một "nỗ lực", một "nhiệm vụ khó khăn", một đối kháng rất ghê gớm cần phải vượt thắng. Đức Giêsu thực sự đang "làm lại" công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Con nói bị hư hỏng sắp tìm lại được vẻ huy hoàng nguyên thủy của mình.

Và Chúa nói: "Epphatha", nghĩa là hãy mở ra.

Lời nói của Đức Giêsu được Mác-cô ghi lại bằng tiếng Hy Lạp, nhưng đúng ra được phát biểu bằng tiếng Caramen, là tiếng nói của Đức Giêsu. Chúng hãy nghĩ rằng, đối với những độc giả của mình không hiểu tiếng mẹ đẻ của Đức Giêsu, Máccô phải dịch nghĩa chữ "Effata"!

Chúng ta cũng lưu ý thêm, Đức Giêsu không nói với những cơ quan bị tật nguyền mà nói với chính người bệnh: “Hãy mở ra" hay đúng hơn "hãy mở trở lại".

Nghi thức Effata này, xưa kia được thực hiện trong khi rửa tội. Vị linh mục sờ vào tai và xức nước miếng mình lên một đứa bé hay người lớn.

Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.

Khi dùng nghi thức này để rửa tội, Giáo Hội đã sớm hiểu phép lạ này trên bình diện tượng trưng? "Con người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe". Đui, điếc và câm: Đó là thân phận con người trước mặt Thiên Chúa, Thánh Mác-cô sẽ lặp lại nhiều lần trong cùng một bối cảnh rằng, chính những môn đệ của Đức Giêsu cũng là những người điếc và câm, những người không hiểu gì (Mc 8, 18- 8,52- 7,18).

Qua phép Rửa, chính Đức Giêsu đích thân hành động. Người gặp một người tự nhốt kín mình, không thể thiên lạc được và chữa trị toàn diện: Chúa đã làm cho người này có thể nghe và hiểu Lời Chúa. Chúa cũng ban cho họ quyền thông truyền lời đó cho kẻ khác. Đó là vấn đề Đức tin. Tình trạng tự nhiên lúc vừa sinh ra của chúng ta, đó là sự tự nhốt kín mình, một tình trạng cô đơn cách biệt: Con người bị "bít kín" trước những sự việc của Thiên Chúa. Con người phải được Đức Giêsu "mở ra" để đón nhận mầu nhiệm Nước Trời.

Biết bao Kitô hữu hiện nay vẫn còn "đóng kín", mắc kẹt trong thế giới tập quán, trong sự hiểu biết hạn hẹp những truyền thống nhỏ nhoi của họ. Chúng ta có thuộc vào số những người đi nhà thờ mà không hề biết mở miệng để đáp lại chủ tế hay để hát xướng không? Chúng ta có phải là những người mà trong cuộc sống hàng ngày, không bao giờ dám nói về Thiên Chúa, về Đức Giêsu, về Tin Mừng không?

Đức Giêsu cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng đồn rao. Họ hết sức kinh ngạc, và nói "ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được".

Những lời ca tụng trên nhắc lại trình thuật đầu tiên về cuộc sáng tạo: "Thiên Chúa thấy tất cả những gì Người đã làm đều tốt đẹp" (St 1,30). Nhờ Đức Giêsu, một sáng tạo mới đang xuất hiện, một con người mới được tái tạo... một con người hiệp thông, một người biết lắng nghe và đáp lại Lắng nghe Thiên Chúa. Nói với Thiên Chúa. Lắng nghe anh em. Nói với anh em.

Lạy Chúa, Chúa là Chủ sự sống, và mọi công trình của Chúa, thật đáng ca ngợi biết bao!

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

"Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được"

BÀI TIN MỪNG: Mc 7, 31-37

I. Ý CHÍNH:

  Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng việc chữa lành cho một người vừa câm vừa điếc để tỏ bầy cho chúng ta hiểu rằng cần phải có ơn Chúa soi sáng mở lòng mở trí chúng ta mới có thể nghe, hiểu về Chúa và tôn vinh danh Chúa được.

II. SUY NIỆM:

  1/ " Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô qua Siđon đến gần biển Galilê giữa miền thập tỉnh ":

Từ Tyrô là nơi Chúa trừ quỷ cho con gái của người đàn bà ngoại giáo (Lc 7, 24 - 30) Chúa Giêsu phải qua Siđon để đến miền thập tỉnh về phía biển hồ Galilê.

  2/ "Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy":

- Kẻ câm điếc đây là hình ảnh những người chưa được nghe và hiểu biết về Chúa.

- "Đặt tay": là kiểu chúc phúc lành theo lối Do thái (St 48, 14 - 29) và cũng là cử chỉ quen thuộc của Chúa Giêsu khi làm phép lạ chữa bệnh (Mc 6, 5; 8, 23 - 25).

- Người ta đem người câm điếc đến để xin Chúa Giêsu đặt tay chữa lành.

  3/ "Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh ta và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta":

Chúa tách biệt anh ta ra khỏi đám đông là vì:

a/ Tránh sự xôn xao rộn ràng vì sự cuồng nhiệt của dân chúng đang hăm hở muốn xem phép lạ, trong lúc Chúa Giêsu chỉ muốn kín đáo làm phép lạ để củng cố đức tin hoặc dọn tâm hồn để tin: Ở đây cũng giống trường hợp Chúa chữa con gái ông Giairô chết sống lại (Mc 5, 37) hoặc chữa người mù ở Betsai đa (Mc 8, 23).

b/ Những việc can thiệp của Thiên Chúa thường được hoàn toàn trong bí mật, xa mắt trần: Chúa Giêsu đưa người câm điếc tách khỏi đám đông trước khi hoàn thành một hành động bí nhiệm (V 17 - 19; 2V 4, 4 - 5; 9, 5 - 6; Mc 5, 37 - 40; 8, 23). Ở đây bí nhiệm là vì dân chúng chưa thể nhận ra động lực nào (Động lực thần linh) thực hiện phép lạ cách xác thực được.

Đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh: Chúa Giêsu động trạm đến cơ quan bị bệnh của bệnh nhân, không phải vì Người không có thể làm cách khác để tỏ cho bệnh nhân biết ý muốn chữa bệnh của Người, nhưng vì những đụng chạm này vẫn thường được xem như là khởi đầu cho việc chữa trị. Người đặt ngón tay vào hai tai bệnh nhân như để mở chúng, Người sức nước miếng trên lưỡi " Bị cột " của anh để cởi dây bị cột. Nước miếng này là y dược bình dân thời đó, nhưng ở đây nước miếng chất chứa một năng lực đặc biệt. Chúa dùng cử chỉ bề ngoài để biểu lộ ý lực bên trong: ý nghĩa của Bí tích.

4/ "Đoạn Người ngước mắt lên trời":

Cử chỉ ngước mắt lên trời được hiểu như một sự cầu nguyện van xin (Tv 121, 1; Lc 18, 13; Ga 17, 1; Cv 7, 55). Trong việc làm phép lạ, nó chỉ nguồn gốc từ đó Chúa Giêsu chờ đợi và lấy được quyền năng của mình (Mc 6, 41; Ga 11, 41): Quyền năng của Thiên Chúa.

- Người thở dài: tiếng thở dài này không diễn tả một cảm tình xót thương đối với bệnh nhân, nhưng biểu lộ một cử chỉ thiết tha kêu cầu mãnh lực thần linh, với ý thức rằng có một sức chống đối mạnh mẽ cần phải lướt thắng (So sánh Mc 8, 12; Rm 8, 22 - 27; 2Cr 5, 2).

5/ "Tức thì tai anh ta mở ra và lưỡi anh ta được tháo gỡ và anh ta nói được rõ ràng":

Lời nói của Chúa Giêsu: "Hãy mở ra" được hiệu nghiệm ngay. Tai kẻ điếc mở ra. Dây buộc lưỡi được tháo gỡ. Ở đây muốn nói đến hiệu nghiệm đặc biệt của quyền năng Thiên Chúa.

6/ "Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai":

Cuộc đời công khai của Chúa Giêsu là cuộc đời ẩn dật của Con Thiên Chúa giữa nhân loại. Vì thế lai lịch chính xác của Chúa Giêsu: Đấng Ki tô, Con Thiên Chúa Hằng sống, không được biểu lộ cách công khai ngay, mà chỉ được công bố cách rõ ràng cho nhân loại sau khi Người chịu chết và phục sinh.

Ngay từ cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu đã là Đấng Thiên sai Con Thiên Chúa. Nhưng điều này không thể và không được phép tiết lộ, nếu tiết lộ, thì Người đã chẳng hoàn tất được công cuộc cứu chuộc của người cho đến Thập giá, và không Thập giá thì lai lịch của Người đã không được nhận biết cách xác thực.

- Việc ngăn cấm ở đây (7, 36) cũng như những lần khác: chữa người phong hủi (1, 44) chữa con gái ông Giairô (5, 43). Chữa người mù thành Betsaiđa (8, 26) là phép lạ là dấu chỉ nói lên tính cách thần linh của sự việc, và vì nó có thể hé mở cho biết thân thế của Người (Mt 11, 5), điều mà ngay bây giờ dân chúng chưa thể nhận ra được, mà phải đợi đến sau tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.

7/ "Người làm mọi sự tốt đẹp":

Đây là phản ứng của dân chúng được chứng kiến hiệu quả của phép lạ. Phản ứng này mang tính cách phản ứng trước thần linh vì " Làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được " là dấu chỉ quyền lực của Thiên Chúa được thực hiện nơi Chúa Giêsu.

Phản ứng này của dân chúng làm ta liên tưởng đến sách Sáng thế. Các công việc của Chúa Giêsu làm đáng ngợi khen như công việc của Chúa Giêsu khi tạo dựng vũ trụ: " Mọi sự Người làm, Thiên Chúa thấy đều tốt đẹp " (St 11, 31). Việc chữa bệnh diễn tả việc Chúa Giêsu tái tạo con người mới, con người được giải thoát khỏi nô lệ của ma quỷ tội lỗi, đó là điều tốt đẹp.

III. ÁP DỤNG:

A. Áp dụng Theo Tin Mừng:

Qua câu truyện Chúa chữa lành cho người câm điếc trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta mau mắn chạy đến với Chúa qua Giáo Hội để nhận lãnh những ở lành Chúa ban cho đời sống hằng ngày.

Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã được Chúa chữa bệnh câm điếc đức tin cho ta: Mở tai để nghe Lời Chúa, mở miệng để tuyên xưng đức tin.

B. Áp dụng thực hành:

1/ Nhìn vào Chúa Giêsu:

a/ Xem việc Người làm:

* Chúa Giêsu chữa lành cho người câm điếc:

Chúng ta chữa trị bệnh điếc: điếc giáo lý, điếc Lời Chúa... bằng cách giúp cho tha nhân hiểu biết Lời Chúa, giáo lý của Chúa.

Chúng ta chữa bệnh câm: câm vì không biết nói về Chúa, không biết tuyên xưng đức tin bằng cách giúp cho họ làm việc làm tông đồ sống tinh thần Tin Mừng.

* Chúa ngước mắt lên trời: Chúa cầu nguyện trước khi thực hiện phép lạ.

Chúng ta cần duy trì và ý thức những giây phút cầu nguyện trước khi khởi sự một công việc để xin ơn phù trợ và hiệp nhất với Chúa.

2/ Nhìn vào người câm điếc:

Chúng ta câm khi chúng ta không biết làm việc tông đồ, không biết tuyên xưng đức tin bằng đời sống chứng tá. Chúng ta biết khi không biết đón nghe Lời Chúa để thực hành, khi không sống đức tin.

Chung quanh chúng ta có biết bao người đang điếc đức tin điếc Lời Chúa, chúng ta có biết cộng tác với Chúa để trị bệnh cho họ không?

3/ Nhìn vào dân chúng:

Chúng ta mau mắn đem những người câm điếc đức tin, Lời Chúa đến với Giáo Hội để xin Chúa trị.

"Người làm mọi sự tốt đẹp ". Chúng ta hãy biết ca tụng Chúa trong mọi biến cố, trước mọi kỳ công của Thiên Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.